Tại sao Đài Loan – Trung Quốc là trung tâm sản xuất xe đạp thế giới?

tai sao dai loan trung quoc san xuat xe dap

Ở kỳ trước, em cùng các bác chấp nhận một sự thật rằng hiện nay 95% xe đạp trên thế giới đang được sản xuất tại Đài Loan và Trung Quốc.

Sau Anh – Ý những năm 1970, Nhật Bản là trung tâm sản xuất xe đạp vào những năm 1980. Cuối những năm 1980, thị trường Mỹ khát xe đạp, nhu cầu nhập khẩu tăng vọt (1961 đến 1963 tiêu thụ 4 – 5 triệu xe, 1969 tiêu thụ 7 triệu xe, nhưng tới 1972 đến 1974 tiêu thụ 13 – 15 triệu xe). Đồng thời, Nhật Bản cũng đang có xu hướng từ bỏ ngành này do thâm hụt lao động nghiêm trọng. Đài Loan được các hãng xe lựa chọn làm điểm đến tiếp theo.

Nhu cầu xe đạp của người Mỹ tăng vọt những năm 1960 – 1970

Chỉ riêng trong 15 năm từ 1976 đến 1991, ngành sản xuất xe đạp ở Đài Loan tăng hơn 3 lần, có thêm hơn 800 doanh nghiệp; số nhân công trong ngành cũng tăng gấp hơn 3 lần, từ 9.233 lên hơn 30.647.

Vậy tại sao lại phải là Đài Loan?
Nếu vì chi phí đất đai, xây nhà máy thì sao họ không chọn các quốc gia châu Á khác, như Đông Nam Á chẳng hạn?
Nếu vì nhân công giá rẻ thì vào những năm 1980, đa phần các quốc gia trên thế giới vẫn là những quốc gia đang phát triển mà?

Hai yếu tố tiên quyết mà BẤT KÌ hãng xe đạp nào cũng quan tâm khi outsource sản xuất là: Chi phí sản xuất & Năng lực cung ứng.

Giant là một trong những nhà sản xuất có khả năng tối ưu chi phí và nhân rộng sản xuất tốt nhất thế giới

Chi phí sản xuất cao thì họ không tối ưu được lợi nhuận. Bởi lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào hướng tới.

Năng lực cung ứng là điều kiện bắt buộc phải có để phát triển quy mô doanh nghiệp. Bởi nếu không có khả năng nhân rộng sản xuất nhanh để đáp ứng được nhu cầu thị trường tăng vọt (như năm 1972) thì cũng tèo. Vì khi đó các thương hiệu nào khan hiếm hàng hóa sẽ bị đa phần khách hàng từ bỏ rồi dễ dàng lựa chọn một thương hiệu khác. Vậy không khác gì “nối giáo cho giặc”, bỏ một đống chi phí làm thương hiệu – giáo dục người tiêu dùng chỉ để mở đường cho đối thủ đánh chiếm thị phần nhanh hơn.

Đài Loan chính xác là nơi có thể đáp ứng hai yêu cầu trên dựa vào 3 yếu tố sau:

Mối quan hệ tốt với Nhật Bản – Phát triển trình độ sản xuất

Đài Loan, cùng một số quốc gia châu Á khác, đã phát triển kinh tế bằng cách lấp đầy một số ngách thị trường nhất định của Nhật Bản để lại, do nước này buộc phải từ bỏ một số lĩnh vực thâm dụng lao động do mức lương tăng. Với mối quan hệ tốt của mình, các doanh nghiệp Nhật đã hướng dẫn các doanh nghiệp Đài Loan sản xuất xe đạp giống như cách người Mỹ hướng dẫn người Nhật trước đây.

Cách mà Nhật Bản làm giàu nhờ tối ưu hóa nguồn lực sản xuất

Đó chính là cách người Nhật và các quốc gia phát triển tối ưu hóa lao động trong nền kinh tế của mình. Dẫu sao thì “miếng xương của người giàu vẫn là bữa no của kẻ nghèo”. Thêm vào đó, nếu như các bác chưa biết thì Nhật Bản là nhà sản xuất sợi carbon (carbon fiber) lớn nhất trên thế giới. Việc sản xuất xe phân khúc cao cấp ở Đài Loan sẽ tối ưu được cả chi phí nguyên vật liệu.

Chính phủ hỗ trợ – Đảm bảo khả năng nhân rộng

Vào cuối những năm 1980 đầu 1990, chính phủ Đài Loan có khá nhiều chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghiệp nặng và các ngành sản xuất. Thật dễ hiểu khi thuế môi trường thấp, tiêu chuẩn xử lý chất thải (nước, khí, chất hóa học,…) thấp hơn các nước phát triển. Thêm vào đó, quỹ đất cho phát triển sản xuất được ưu tiên, dễ dàng nhân rộng các nhà máy.

Chính phủ Đài Loan dành nhiều sự quan tâm cho việc phát triển sản xuất

Thậm chí, vào cuối những năm 1980, khả năng tự cung tự cấp phụ tùng xe đạp của Đài Loan giảm do bắt đầu phải sử dụng nhiều bộ phận cao cấp hơn của Nhật Bản. Trong nỗ lực nâng cấp sản phẩm của mình và chống lại sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Nhật Bản, chính phủ Đài Loan vào năm 1991 đã giúp ngành thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Xe đạp Đài Loan. Mục tiêu ngắn hạn của Trung tâm là hỗ trợ ngành công nghiệp phụ tùng thay thế hàng nhập khẩu của Nhật Bản và dài hạn nhằm nâng cao năng lực công nghệ của ngành.

Mạng lưới ngành vững chắc – Tối ưu hóa chi phí sản xuất

Vào những năm 1980, khả năng tổ chức và quản lý doanh nghiệp của người Á kém hơn rất nhiều so với người châu Âu. Song văn hóa doanh nghiệp “phố người Hoa” ở Đài Loan đã giúp khắc phục hạn chế này. Họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và hợp tác Win – Win (đôi bên cùng thắng) với nhau.

Vào năm 1990, trung bình một nhà sản xuất – lắp ráp xe đạp có gần 60 nhà cung cấp phụ tùng cho họ. Còn một nhà cung cấp phụ tùng ở Đài Loan cung ứng cho trung bình 20 nhà sản xuất – lắp ráp xe đạp. Mạng lưới này khiến cho ngành sản xuất xe đạp ở Đài Loan phát triển vững chắc đáp ứng mọi đơn đặt hàng từ châu Âu và châu Mỹ.

Các doanh nghiệp Trung Quốc cùng ngành luôn tạo ra mạng lưới hỗ trợ nhau cùng phát triển

Trên đây là những lý do chính mà Đài Loan – Trung Quốc được các hãng xe lớn tin tưởng và lựa chọn làm nơi sản xuất xe đạp cho tới tận ngày nay. Hầu hết các mẫu xe đạp Nhật bãi hiện đang được sử dụng tại thị trường Việt Nam cũng là do Đài – Trung sản xuất.

Các bác đam mê và muốn tìm hiểu thêm về xe đạp có thể cập nhật thêm các bài viết chuyên sâu trên website hoặc fanpage của Lướt Bike nhé!

Với các bác quan tâm tới xe đạp Nhật bãi Hà Nội và trên toàn quốc, các bác hãy liên hệ với Lướt Bike để tìm được mẫu xe ưng ý với giá thành hợp lý nhất nhé. Cảm ơn các bác!

Chú ý: Bài viết này do mình tự tổng hợp số liệu và phân tích từ một vài tài liệu học thuật. Bài viết khi chia sẻ vui lòng để nguồn “Tuấn Nguyễn – Lướt Bike” giúp em nhé. Cảm ơn các bác!

Từ khóa liên quan:
Xe đạp Nhật bãi Hà Nội
Xe đạp Nhật bãi tphcm Sài Gòn
Xe đạp Nhật bãi hải phòng
Xe đạp Nhật bãi Hà Đông
Xe đạp nhật bãi touring
Xe đạp nhật bãi cũ